Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

TRUYỆN KỂ VỀ MẸ - TẬP 1                       (Trang 17)

100. Kiên tâm cầu nguyện

Tại Pháp, có gia đình sĩ quan M.X. đạo đức, sùng kính Đức Mẹ thật tình, gia đình có bốn người con và thuê hai người giúp việc. Một chị trong hai người giúp lại mắc chứng động kinh, nhà lại nghèo. Bà vợ sĩ quan chỉ muốn thải chị ta về quê không mượn nữa, vì sợ con mình có ngày chết oan vĩ chị ta. Nhưng ông chồng đạo đức, đầy lòng bác ái không chịu, chỉ muốn lưu lại nhà để nâng đỡ một gia đình nghèo túng. Nhân địp tháng Mẹ về, ông sĩ quan đặt hết niền tin ở Mẹ, rồi bào với vợ cùng làm tuần chín ngày khấn xin với Đức Mẹ cho chị khỏi bệnh. Bà vợ động lòng ưng thuận. Qua tuần chín, chị ở chưa khởi bệnh, bà vợ lại nghi nan và xin thải chị ta về. Ông chồng nhất định lưu lại và cùng với vợ làm thêm tuần chính thứ hai, rồi tiếp tuần chín thứ ba. Ông thường lấy câu Phúc Âm Chúa phán mà giục vợ tin cậy cho vững: "Ai tin sẽ được, ai gõ sẽ mở cho . . ."Sắp mãn tuần chín lần thứ ba. Sau khi dự thánh lễ và hiệp lễ, ông về nhà ở trong phòng riêng, sấp mình trước ảnh Mẹ, thiết tha van nài: "Lạy Mẹ con đã đặt hết niềm tin ở Mẹ, đã đặt hết niền tin tưởng dâng cả gia đình con cho Mẹ, chẳng lẽ Mẹ bỏ lời con xin? Chẳng lẽ lời thánh Bênađô quả quyết: 'Xưa nay chưa từng nghe nói ai chạy đến cùng Mẹ mà Mẹ từ chối' Xin Mẹ thương chị ở gia đình con". Đức Mẹ đã nhận lời, hôm sau chị ở đã khỏi bệnh, cả nhà vui vẻ mua hoa nến đến nhà thờ xin lễ tạ ơn Mẹ. 

 

101. Xưng tội sau xử tử

Trong xứ Normandie thuộc nước Pháp có một tên cướp bị bắt và bị kết án tử hình. Ngày hắn ra pháp trường nhiều người đã theo để coi. Tới nơi hắn bị dẫn lên máy chém. Nhưng khi đầu hắn vừa lìa cổ rơi xuống đất bỗng hắn kêu to cho mọi người nghe:

-Lạy Đức Mẹ cho con được xưng tội.

Những kẻ hiện diện phát sợ vì cảnh tưởng gở lạ này. Có người Công giáo đã vội đi mời linh mục đến. Sau khi ban phép xá giải cho hắn, linh mục hỏi hắn vì sao được ơn đặc biệt như thế, thì hắn trả lời:

-Mặc dầu bê tha tội lỗi, nhưng vì lòng tôn sùng Đức Mẹ, hắn vốn ăn chay mỗi tuần một lần vào ngày thứ Bảy để kính Đức Mẹ, mà chỉ vì việc lành nhỏ mọn ấy, Đức Mẹ đã cứu hắn khỏi mất linh hồn. 

 

102. Ông già bê bối

Một linh mục Dòng Tên đến làm tuần đại phúc tại một giáo xứ thuộc thành Paris, sau khi giảng một bài về lòng cậy trông vào Đức Mẹ, thì có một ông lão đến xin xưng tội với ngài, và thú ra rằng ông đã giấu tội, ông đã gặp biết bao dịp nguy hiểm gần chết. Mà nếu chết trong kỳ đó, chắc chắn đã sa hỏa ngục rồi, Nhưng lần này Đức Mẹ đã soi lòng cho ông nhận biết tội lỗi và được chí cương quyết xưng thú hết mọi tỗi lỗi. Nói xong ông lão đã thống hối ăn năn thật lòng đến chảy nước mắt. Xưng tội xong, linh mục hỏi ông xưa nay đã làm gì tôn kính Đức Mẹ để đáng Đức Mẹ ban ơn trở lại cách đặc biệt như vậy, thì ông lão cho biết: "Chỉ bớt bữa ăn trong ngày thứ Bảy trong tuần để kính Đức Mẹ".

 

103. Người con cưng

Thiếu nữ Phanasia sinh tại nước Ý, mẹ cô rất đạo đức đã dậy cô kính mện Đức Mẹ và lần hạt Mân Côi từ thuở bé. Chẳng may mẹ chết sớm, cha tái giá với bà Margarita. Mụ này khô khan xấu nết, hay ghen ghét Phanasia, cấm cô không được lần hạt. Cô vâng lời dì trong mọi sự, nhưng việc đạo cô quyết làm cách âm thầm. Một hôm dì ghẻ bắt được cô đang lần chuỗi. liền giật tràng hạt rứt nát rồi ném đi, lại cho cô một trận đòn nhừ tử. Phanasia bằng lòng lãnh nhận để lập công. Không còn tràng hạt, cô lấy dây thắt nút mà lần, lần này cũng bị dì ghẻ phát giác và đánh đòn một trận thứ hai. Nhưng cô không hết bỏ lần hạt để ca tụng kính Đức Mẹ, bất ngờ dì ghẻ rình bắt được, giận xung lên, lấy gậy đánh cô vỡ đầu chết ngay.

Đức Thánh Cha đã tôn Phanasia lên đài Hiển thánh.

 

104. Kinh hãy nhớ

Linh mục Bênadô nghe tin một tù nhân độc dữ khét tiếng sắp bị án tử hình, mặc dù có đạo, y vẫn cứng lòng trước giờ chết. Ngài đã bám sát tên tử tù, dùng lời ngon ngọt dụ dỗ y xưng tội và phó thác mình cho Đức Mẹ. Y không nghe mà con buông lời nói phạm đến Thiên Chúa.

Gần giờ hành quyết, ngài khuyên y nếu không xưng tội thì đọc với ngài một kinh Hãy nhớ, nhưng y cự tuyệt. Thấy vậy ngài chưa thát vọng, liền xoay kế: Ngài lấy bút viết kinh Hãy nhớ vào mảnh giấy rồi bảo y:

-Nếu anh không đọc thì xin anh ăn kinh này.

Vừa nói xong, ngài vừa nhét vào miệng y. Bất đắc dĩ y mới chịu nhai kinh đó. Ôi lạ lùng thay lòng từ bi của Đức Mẹ, y còn đang nhai kinh, liền động lòng thống hối ăn năn, chảy nưới mắt và xin xưng tội. Linh mục giải tội cho y xong, linh hồn y liền lìa khỏi xác theo lưỡi đao oan nghiệt. 

 

105.Giuse Labre

Joseph Labre sinh năm 1748 tại Amet nước Pháp, có lòng yêu mến Đức Mẹ và lòng thương người từ nhỏ. Lên 22 tuổi Labre sang Ý viếng đến đền thờ Đức Mẹ ở Laureta, tại đây Labre được ơn soi sáng bỏ hết mọi của cải làm phúc cho kẻ khó rồi đi viếng các thánh đường Đức Mẹ có tiếng khắp thế giới, dọc đường chàng ăn năn hãm mình, mặc áo thô, đi xin của bố thí.

Sau 5 năm đi viếng các thánh đường danh tiếng của Mẹ, Labre lại trở về Roma và ở lại đó 8 năm để hãm mình đền tội và tôn kính Mẹ Maria hơn. Có nhiều lần Labre quỳ trước tòa Mẹ suốt đêm bất động, Labre luôn vui chịu khinh chê xỉ nhục cách bằng lòng. Một hôm có người bố thí cho Labre mấy đồng, Labre liền đem đi cho kẻ khó, tức thì người cho của nổi giận, sẵn gậy đánh cho Labre mấy hèo. Labre vịu chịu, lần khác một lũ trẻ vô phép xúc phạm đến hài cốt các Thánh, Labre đến căn ngăn liền bị chúng cho căn đá cuội, may có người đi qua can thiệp kịp. Năm 1738, Labre bệnh liệt vì hãm mình quá sức, nhưng càng thấy mình gần chết, Labre càng cố gắng hãm mình, tăng bội tình yêu Mẹ. Thứ tư Tuần Thánh, Lbare đi dự lễ ở nhà thờ Đức Mẹ trên núi và ở lại đọc kinh cho đến trưa, rồi ra về, vừa bước qua cửa nhà thờ, Labre té xỉu. Lúc linh mục đến xức dầu và giáo dân đọc kinh cầu Đức Mẹ đến câu "Rất thánh Đức Mẹ, cầu cho Labre" thì linh hồn chàng lài xác trong cái tuổi 35. Cùng một lýc, bỗng nhiên trẻ con trong phố xá chung quah kêu to: "Đấng thánh đã chết".

Sau khi chết, Labre đã làm nhiều phép lạ chửa nhiều bệnh nhân. Xác chàng được đặt trong đền thờ Đức Mẹ trên núi bốn ngày cho giáo dân kính viếng và cầu xixn, rồi táng dưới chân bàn thờ Đức Mẹ. Từ đó đến nay, nơi mồ Thánh nhân hằng có phép lạ.

 

106. Mẹ xuống luyện ngục

Xưa giáo dân thành Roma có tập quán cầm nến sáng ban đêm đi viếng các nhà thờ Đức Mẹ tối áp lễ Đức Mẹ Lên Trời. Có một phụ nữ quí phái cùng theo đoàn giáo dân đi viếng đền thờ Đức Mẹ. Khi bà quì cầu nguyện trong nhà thờ, vừa mở mắt ra thì thấy một đàn bà mình rất quen thân xưa, đã chết 6 tháng nay, đang quỳ bên cạnh mình đọc kinh. Bà quí phái bỡ ngỡ hết sức liền ra cửa nhà thờ đứng đợi. Khi thấy người quen bước ra liền hỏi ngay:

Chị có phải tên là Marozia không?

Phải, đúng tôi là Marozia

Ủa chị đã chết 6 tháng rồi mà? Chị được sống lại ư? Có được rỗi linh hồn không?

Thưa chị, từ lúc chết đến giờ, tôi bị giam phạt trong luyện tội khốn cực lắm, chỉ vì khi còn trẻ tôi đã hay làm đỏm làm dáng, làm dịp cho nhiều người. Song ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời thì đêm nay Đức Mẹ xuống luyện ngục đem tôi và một số linh hồn có lòng kính mến Đức Mẹ lên Thiên đàng.

Năm nào, đến lễ này cũng xẩy ra như vậy. Các linh hồn được cứu hôm nay thì nhiều lắm, đã kéo nhau đến nhà thờ này để tạ ơn Đức Mẹ. Bà chỉ được Chúa cho trông thấy một mình tôi thôi, chứ còn biết bao linh hồn khác đang quì chung quanh đây bà không được xem thấy.

Thấy bà bán tín bán ghi, thì linh hồn liền nói, “Cho bà được tin lời tôi, thì sang năm, chính ngày này lễ Đức Mẹ Lên trời bà sẽ chết.”

Thành Đamianô đã làm chứng tích chuyện này có thật và còn minh chứng rằng: Bà quí phái nghe nói như vậy tin ngay và từ hôm đó gắng làm nhiều việc lành, đến năm sau bà ngã bệnh và chết đúng ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời. 

 

107. Đừng lo

Sử ký Dòng thánh Augustio kể lại: Một tu sĩ thuộc Dòng Augustino đạo đức, sốt sắng lắm, về già đã lâm trọng bệnh cửu tử nhất sinh. Thấy mình sắp ra trước tòa Chúa phát xét thầy lo sợ khóc sướt mướt luôn mãi. Dù Bề trên, dù anh em dòng lấy đủ lẽ khuyên bảo thầy vững tâm tin cậy vào lòng Chúa Mẹ, thầy vẫn không hết lo sợ và khóc than.

Một hôm bệnh tái phát nặng, thầy càng sợ hãi và khóc lóc hơn trước, bỗng nhiên Đức Mẹ thân hiện trước mặt thầy, lấy lời dịu dàng âu yếm mà khuyên thầy: “Hỡi con của Mẹ, con đừng sợ hãi. Khi con khỏe mạnh mỗi ngày con đọc kinh Lạy Nữ Vuơng nhiều lần để cầu xin được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Mẹ, thì nay Mẹ đã nhận lời con. Con hãy an tâm, sau khi chết Mẹ sẽ dẫn con lên Thiên đàng xem rõ dung nhan Chúa Giêsu con Mẹ.”

Thầy mừng vui quá sức, vững tâm trông cậy vào Mẹ và đón đợi giờ chết để về trời với Mẹ. 

 

108. Nhẹ như bông

Năm 1240 quân Mông cổ hung hãn tiến quân chiếm phá biên giới nước Nga, đối phá nhà thờ và làng mạc không tiếc tay. Nhà Dòng thánh Giacintô đang ở cũng bị uy hiếp nặng nề. Các thầy giục cha thánh Giacintô trốn thoát ngay kẻo nguy cho tính mạng. Thánh nhân bình tĩnh vào nhà nguyện lấy bình đựng Mình Thánh đem đi theo mình, khi ngang qua tượng Đức Mẹ, ngài thầm nghĩ: “Nếu để Mẹ ở lại thì thế nào quân giặc cũng xúc phạm tới, mà đem đi thì. . . nặng ơi là nặng, tượng Đức Mẹ bằng xi-măng to lớn, vì lòng mến yêu Đức Mẹ ngài nhất định đem tượng Mẹ đi theo và đến tận nơi giơ tay ôm choàng lấy tượng Mẹ ôm đi.

Ôi, quyền phép Mẹ vô song. Mẹ đã làm cho tượng trở nên nhẹ nàng ôm đi như ôm một bó bông vậy. Thế là một bay bế Chúa một tay ẵm Đức Mẹ, Thánh Giacintô đã tiến qua quân giặc vô sự. Ra tới bờ sông, thuyền bè không có mà cứ tin vào Mẹ, thánh nhân bước trên mặt nước tiến về nhà dòng tại Cracôvie. Bấy giờ đặt tượng Mẹ xuống, pho tượng lại trở nên nặng như cũ. 

 

109. Thánh Béc-măng

Sinh ở thành Diest tỉnh Belgirpre ngày 13 tháng 3 năm 1599. Từ thuở bé Béc-măng rất đạo đức sốt sắng cuộc đời cậu đặt mọi hạnh phúc vào việc lần hạt kính Mẹ, cậu luôn đeo trang hạt ở cổ. Đến tuổi khôn lớn, cậu đi Montagu, một nơi hành hương danh tiếng xa quê nhà. Ở đó cò bàn thờ kính Đức Mẹ, cậu quì chăm chú cầu nguyện, lòng tràn ngập vui sướng, coi như  Mẹ đang hiện diện trước mặt cậu. Cậu đang dâng hiến trót mình cho Đức Mẹ, nài xin Mẹ hướng dẫn cậu trên đường tiến đức. Lời cậu xin đã được Mẹ nhận, Mẹ đã gìn giữ trót đời niên thiếu của cậu và đưa cậu vào Dòng Chúa Giêsu, ở đó bước theo chân thánh trẻ Stanislas Kostaka và thánh Louis Gonzagne, cậu đã mau tiến tới đường trọn lành.

Một hôm lâm trọng bệnh, cậu biết đời mình sắp tận, lòng đầy hân hoan, tay cầm chặt 3 bảo vật. Thánh giá, tràng hạt, và hiến pháp, cậu đã vui vẻ nói, “Đây là 3 vật rất quí báu của tôi, tôi ước ao chết với 3 bảo vật đo.” Và cậu đã chết tốt lành thánh thiện khi tay còn cầm theo 3 bảo vật đó năm 1621, mới hơn 21 tuổi, lưu cho hậu thế một đời sống trọn lành thánh thiện và đầy lòng yêu mến Đức Mẹ trên trời. 

« »